Trang

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY DÂY ĐIỆN BỌC NHỰA PVC CÓ ĐIỆN ÁP DƯỚI 450/750V


Theo thông tư Số: 22/2011/TT-BKHCN của Bộ khoa học công nghệ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI DÂY VÀ CÁP CÁCH ĐIỆN BẰNG POLYVINYL CLORUA CÓ ĐIỆN ÁP DANH ĐỊNH ĐẾN VÀ BẰNG 450/750V và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN thì việc sản phẩm dây điện bọc nhựa PVC có điện áp dưới 450/750V chứng nhận hợp quy là điều cần phải làm nếu không sẽ không được lưu thông trên thị trường.


Chứng nhận hợp quy dây điện bọc nhựa PVC có điện áp dưới 450/750V
Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1 :1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 1: Yêu cầu chung, TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3 :1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 3: Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4 :1992, Adm.1:1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 4 : Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định , TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 5: Cáp (dây) mềm.

Là sản phẩm nằm trong nhóm các thiết bị điện điện tử như Công bố chứng nhận hợp quy lò vi sóng, Chứng nhận hợp quy dụng cụ pha chè hay cà phê thì Chứng nhận hợp quy dây điện bọc nhựa PVC có điện áp dưới 450/750V cho nên hồ sơ công bố cũng tương tự Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện – điện tử.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
------------------------------------------------------------
Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms.Thanh Thảo - 0905.727.089 hoặc 0962.792.241

Nghị định số 108/2017/NĐ-CP , Nhập khẩu phân bón


Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 về quản lý phân bón, trong đó có quy định mới việc về xuất khẩu và nhập khẩu phân bón.
Theo đó, phân bón xuất khẩu (XK) phải bảo đảm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Đối với nhập khẩu (NK) phân bón, Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được NK hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác NK thì không cần giấy phép NK.
Tổ chức, cá nhân NK phân bón chưa được công nhận lưu hành thì phải có Giấy phép NK thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 điều 27 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP)
a) Phân bón để khảo nghiệm
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón( Riêng loại này khi nhập cần Giấy phép nhập khẩu và kiểm tra nhà nước)
Khi NK phân bón, tổ chức và cá nhân ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về NK hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón NK hoặc Giấy phép NK phân bón.
Trường hợp ủy quyền NK thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân NK tại cơ quan Hải quan.
Để được cấp Giấy phép NK phân bón, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón được quy định tại điều 28 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Các bước để tiến hành nhập khẩu một lô Phân bón
Yêu cầu: -Phân phải có công nhận lưu hành
                -Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013 ( có hiệu lực hết ngày 20/9/2018)
                -Phân bón có hồ sơ khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017( có hiệu lực hết ngày 20/0/2018)
Bước 1: Làm giấy Đăng ký kiểm tra nhà nước nộp cho hải quan để tạm mang hàng về kho
Bước 2: Trung tâm VietCert sẽ cử chuyên gia xuống lấy mẫu, thử nghiệm, nếu kết quả đạt, Trung tâm chứng nhận CietCert sẽ ra Giấy thông báo kết quả KTNN, Doanh nghiệp sẽ mang ra nộp hải quan để được thông quan.
Nếu muốn phân bón được lưu thông trên thị trường, ta phải chứng nhận hợp quy cho lô phân bón đó, Ta sẽ đến bước 3
Bước 3: VietCert sẽ dựa vào kết quả để cấp giấy chứng nhận Hợp quy cho Doanh nghiệp, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận Hợp Quy lên sở Nông nghiêp và phát triển nông thôn để công bố hợp quy, Sau khi công bố hợp quy, Doanh nghiệp đã có thể đưa lô phân bón đó ra thị trường để buôn bán.
------------------------------------------------------------
Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms.Thanh Thảo - 0905.727.089 hoặc 0962.792.241

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH



            Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Bộ Công Thương ra Thông tư số 36/2015/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.
            Theo đó từ ngày 01/01/2017, tức ngày Thông tư 36 có hiệu lực thi hành thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, nhập khẩu, phân phối sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy) và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
            Các loại giấy phải chứng nhận hợp quy?
            Theo Quy chuẩn 09:2015/BCT thì các loại giấy sau phải được chứng nhận hơp quy:
-  Giấy tissue Là các loại giấy đã được làm nhăn, gồm một hoặc nhiều lớp giấy có định lượng thấp. Giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn dùng cho gia công khăn giấy.
- Khăn giấy là sản phẩm được làm từ Giấy tissue với các kích thước khác nhau được sử dụng mục đích làm sạch và hút thấm. Khăn giấy có thể dập nổi, có màu trắng hoặc có màu khác hoặc có các hình in trang trí.
- Giấy vệ sinh Là các sản phầm được làm từ giấy tissue ở dạng cuộn hoặc dạng tờ, có thể có màu trắng hoặc các màu khác hoặc các hình in trang trí. Giấy vệ sinh có tính thấm hút và được sử dụng cho mục đích vệ sinh.
            Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhân hợp quy. Trung tâm Vietcert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đa lĩnh vực sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.
 ---------------------------------------
            Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhân hợp quy. Trung tâm Vietcert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đa lĩnh vực sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.
            Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Ms.Thanh Thảo 0905.727.089 hoặc 0962.792.241

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP


Chứng nhận chất lượng thép
Trong thông tư 44 có nhấn mạnh vào các loại thép phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép. Vậy đó là những loại nào? Các loại thép bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép là thép que hàn, thép có hàm lượng Cr lớn hơn 0.3% hoặc có hàm lượng Bo lớn hơn 0.0008%.
Để đảm bảo thông quan bình thường, thép nhập khẩu cần đáp ứng các chỉ tiêu sau:
Thép thuộc phụ lục I của thông tư 44 bắt buộc phải chứng nhận chất lượng thép
Thép thuộc phụ lục II của thông tư 44 bắt buộc phải đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép
Thép thuộc phụ lục I và II của thông tư 44 bắt buộc vừa chứng nhận chất lượng và đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép.
 Đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép do chính quý công ty thực hiện. Nhưng thủ tục rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Hiểu được tâm lý của các nhà nhập khẩu, Vietcert đã đưa ra gói dịch vụ đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép trong vòng 20 ngày thay vì 2 tháng nếu như khách hàng thực hiện đăng kí năng lực và nhu cầu sử dụng thép.
Công bố các sản phẩm thép hợp chuẩn
Chất lượng thép
Chứng nhận chất lượng thép xong là hoàn thành mọi thủ tục chất lượng sản phẩm. Bạn đã sai, sau khi chứng nhận hợp chuẩn thép hoàn thành thì bắt buộc đơn vị phải công bố hợp chuẩn lên cơ quan quản lý.
Việc công bố hợp chuẩn do chính đơn vị thực hiện. Để hỗ trợ quý doanh nghiệp nhanh thì Vietcert sẽ hoàn thành mọi hồ sơ để doanh nghiệp tự đi công bố. Vietcert sẽ chịu trách nhiệm và đảm bảo với quý khách hàng chờ có giấy tiếp nhận hợp chuẩn mới hưởng phí của gói dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - Vietcert là tổ chức được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ định thực hiện chứng nhận chất lượng thép Cốt bê tông phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 7:2011/BKHCN và thép theo quy định Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013. Giấy chỉ định có hiệu lực kể từ ngày 16/7/2014.
Là đơn vị tư nhân để tìm được vị thế trên thị trường cạnh tranh với các tổ chức chứng nhận trực thuộc Nhà nước. Vietcert đã thực hiện chính sách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN.
NHANH HƠN: thời gian hoàn thành các dịch vụ chứng nhận, hỗ trợ khách hàng ngày càng nhanh hơn.
THÔNG MINH HƠN: Đưa ra các giải pháp tư vấn hỗ trợ thông minh giải quyết các thủ tục nghiệp vụ và quản trị các khách hàng, giúp khách hàng tác nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
         Hiện nay các đơn vị nhập khẩu thép rất quan tâm tới thời gian thực hiện chứng nhận thép nhập khẩu để thông quan. Đáp ứng nhu cầu của quý Doanh nghiệp nên chính sách NHANH HƠN - THÔNG MINH HƠN đã đáp ứng được thị hiếu của quý Doanh nghiệp.
Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms.Thanh Thảo 0905.727.089 hoặc 0962.792.241

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ỐP LÁT



1. Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Vietcert hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Vietcert báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Vietcert báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Vietcert tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Vietcert hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Vietcert
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Hotline: 0905.727.089 hoặc 0962.792.241 - Ms.Thanh Thảo

GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC - THIẾT BỊ - HÀNG HÓA NHẬP KHẨU


Để kiểm soát chặt chẽ chất lượng một lô hàng máy móc, thiết bị nhập khẩu, phát hiện kịp thời sự thiếu hụt, hư hỏng, sai lệch hoặc tổn thất của hàng hóa,…thì việc sử dụng dịch vụ giám định của Vietcert là yêu cầu cần thiết.
Ø  các nhà nhập khẩu, các nhà đầu tư và người sử dụng luôn luôn mong muốn biết được máy móc, thiết bị nhập về phải phù hợp với Hợp đồng thương mại về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, xuất xứ, tính đồng bộ…
Ø Chính vì mong muốn này, việc kiểm tra/ giám định thực trạng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu có một ý nghĩa rất quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho người mua, người bán, người sử dụng cũng như các bên liên quan ( ví dụ như Nhà thầu, người vận tải, Công ty bảo hiểm) khi giải quyết các tranh chấp thương mại xảy ra.

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực… trong việc thực hiện một hợp đồng mua bán. Với những đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm tra hàng hoá, vật tư, máy móc thiết bị, phương tiện…Vietcert sẽ chứng minh cho lô hàng của quý khách hàng có đáp ứng yêu cầu với hợp đồng mua bán, yêu cầu của dự án, công trình và các quy định quản lý của nhà nước hay không.

CÁC DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CỦA VIETCERT
o   Giám định chất lượng còn lại của máy móc thiết bị/ dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng theo thông tư 23/BKHCN
o   Giám định số lượng, chất lượng và tình trạng máy móc thiết bi
o   Giám định chủng loại, qui cách và đặc tính kỹ thuật máy móc thiết bị
o   Giám định phạm vi sử dụng và tính chuyên dùng máy móc thiết bị
o   Giám định tính đồng bộ và xuất xứ máy móc thiết bị
o   Giám định chất lượng máy móc thiết bị/ dây chuyền công nghệ
o   Giám định tổn thất máy móc thiết bị (nếu có)
  
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH: 
ü Vật tư, máy móc thiết bị, hàng hóa nhập khẩu. 
ü Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng có mã số HS thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:  
v Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 về việc quy định  nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
v Công văn số 239/BKHCN-ĐTG ngày 25/1/2017 thông báo danh sách tổ chức giám định theo quy định Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN.

HƯỚNG DẪN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH:
Ø Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin về lô hàng (Contract, Invoice, Bill of Lading, Packing List, Tờ Khai Hải Quan, Giấy chứng nhận của nhà sản xuất, Catalouge của hình ảnh…)
Ø Vietcert chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tối đa 100% cho quý khách hàng về việc xử lý hồ sơ chứng từ và các tình huống phát sinh

------------------------------------------------------------
Trung tâm giám định hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms.Thanh Thảo - 0905.727.089 hoặc 0962.792.241

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Thức ăn chăn nuôi_0905839399

I. Thức ăn chăn nuôi là gì ?
Thức ăn chăn nuôi mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài
II. Phân loại thức ăn chăn nuôi
a) Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi;
b) Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống;
c) Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
d) Thức ăn chăn nuôi bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi;
đ) Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi;
e) Premix là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang;
g) Hoạt chất là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống;
h) Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi.
i) Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi
-----------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms. Thanh Thanh_0949265695